Sau một thời gian dài sử dụng mà không được vệ sinh thường xuyên thì vòi inox rất dễ bị xỉn màu hoặc bám cặn trắng trên bề mặt. Hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao và làm thế nào để “hồi sinh" chiếc vòi inox của bạn nhé!
Vì sao sen tắm, vòi chậu lại bị xỉn màu và có đốm trắng?
Nguyên nhân chính làm thiết bị vệ sinh inox của bạn bị xỉn màu là các tạp chất từ nước sinh hoạt đọng lại, lâu ngày trở nên khó tẩy rửa.
Còn những đốm trắng loang lổ hoặc thậm chí là cặn trắng bám thành từng mảng trên vòi inox là cặn canxi. Canxi và magie trong nguồn nước tích tụ lâu ngày sẽ hình thành mảng bám trên vòi inox, cặn bám càng dày thì sẽ càng khó cọ rửa. Dùng nhiều nước nóng cũng làm cho cặn xuất hiện nhiều hơn bởi khoáng chất kết tụ nhanh hơn dưới nhiệt độ cao.
Chọn mua vòi chậu có thiết kế đơn giản hơn để dễ vệ sinh.
Cách 1: Dùng nguyên liệu tự nhiên
Để làm sáng và loại bỏ cặn bám, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên là chanh, giấm, baking soda như một chất tẩy rửa. Cách thực hiện chi tiết bạn có thể tham khảo bên dưới!
Cọ rửa bằng giấm trắng/nước chanh
Giấm trắng và nước chanh đều là các dung dịch gốc axit có tác dụng hiệu quả trong việc làm mềm cặn canxi.
Cách tiến hành:
Dùng bình xịt hoặc cho dung dịch trực tiếp lên bề mặt cần cọ rửa.
Phủ giấy ăn lên trên bề mặt vừa xịt dung dịch và chờ ít nhất 10 - 15 phút.
Sau đó bỏ lớp giấy và dùng bàn chải/giẻ rửa bát đánh sạch vết bẩn.
Tráng lại bề mặt với nước.
Cọ rửa bằng hỗn hợp chanh và muối
Axit trong chanh sẽ phản ứng với cặn canxi, và muối có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của ion. Chanh và muối cũng là một biện pháp tẩy cặn và làm sáng hiệu quả, an toàn với chi phí thấp.
Cách tiến hành:
Trộn đều nước cốt chanh và muối theo tỉ lệ 1:1, ví dụ với nước cốt từ 2 quả chanh bạn có thể trộn 2 muỗng muối. Sau đó thêm nửa chén nhỏ nước nóng vào hỗn hợp.
Dùng bọt biển rửa bát hoặc khăn lau chà hỗn hợp lên bề mặt cần tẩy rửa và cọ sạch vết bẩn.
Tráng sạch bề mặt với nước.
Lưu ý:
Thử nghiệm giấm và chanh trên một góc nhỏ của bề mặt (nếu cần) để đảm bảo lớp mạ không bị ảnh hưởng sau khi tẩy rửa.
Chà xát vừa phải để không làm xước bề mặt thiết bị.
Thường thì lớp mạ crom của thiết bị vệ sinh sen tắm, vòi chậu, vòi rửa bát phổ biến (Viglacera, Caesar, Inax, Platinum,...) sẽ không bị ảnh hưởng bởi quá trình tẩy rửa bằng nguyên liệu tự nhiên nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Cách 2: Dùng chất tẩy rửa chuyên dụng
Nguyên liệu tự nhiên ở trên sẽ có tác dụng hiệu quả với các vết bẩn mỏng hoặc vết ố mới hình thành. Nhưng để tẩy cáu cặn canxi và vết bẩn tồn đọng quá lâu trên bề mặt thì bạn nên cân nhắc dùng dung dịch tẩy cặn làm sạch. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức của mình trong quá trình cọ rửa. Chất tẩy thường đã rất mạnh nên bạn chú ý cọ vừa phải để tránh làm xước bề mặt.
Lớp mạ crom bị ăn mòn trên bề mặt cần gạt của vòi.
Vòi sau khi được làm sạch.
Đặc biệt với thiết bị vệ sinh sen cây, vòi chậu và vòi rửa bát thì bạn không nên dùng các chất tẩy mạnh hay dùng cho nhà tắm (ví dụ như nước tẩy bồn cầu Vim) vì nó sẽ ăn mòn lớp mạ bảo vệ của thiết bị.
Trên đây là một số cách làm sạch thiết bị vệ sinh mà bạn có thể thử ngay tại nhà, đừng ngại chia sẻ kết quả bên dưới cho Đức Việt nhé!
#vlxdhanoi #DucVietViglacera #ĐứcViệt #Gachoplat #Vintage #Porcelain #Viglacera #14NguyenVanHuyen #ducvietceramic #voichau #sentam #thietbivesinh #cachlamsachvoichau #lamsachthietbivesinhcungducviet