Phong cách tối giản (Minimalism)
Phong cách tối giản Minimalism là một phong cách cực kỳ dễ theo đuổi và tiết kiệm chi phí đầu tư. Gần như mọi thứ sẽ được cắt giảm, tạo ra một bố cục gọn gàng nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi, thẩm mỹ cao. Đây là phong cách kiến trúc được giới trẻ yêu thích hiện nay.
Phong cách tối giản Minimalism là gì?
Minimalism hay phong cách tối giản xuất hiện như một phong trào ở phương Tây từ hậu thế chiến 2. Và phong cách thiết kế này càng được ưa chuộng hơn về những năm 60, 70. Đặc biệt, vào thời ấy, người ta thường dùng các tác phẩm điêu khắc của John McCracken, Robert Morris, Frank Stella,... Tất cả đều là những tác phẩm hết sức tối giản nhưng lại nghệ thuật.
Nguyên tắc thiết kế nội thất theo phong cách tối giản Minimalism
Phong cách tối giản Minimalism giúp tạo ra một không gian sống rộng rãi, đầy đủ tiện nghi mà vẫn siêu thẩm mỹ. Đặc biệt, thiết kế phòng ngủ nhỏ tối giản sẽ giúp tối ưu hóa không gian sinh hoạt thường nhật. Nếu bạn muốn cải thiện môi trường sống lẫn thẩm mỹ cho cả ngôi nhà thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1.Tổng thể không gian “tối giản - tối thiểu”
Khi thiết kế nội thất, nhà theo phong cách tối giản Minimalism, bạn bắt buộc phải đặt tôn chỉ “Tối giản – Tối thiểu” lên hàng đầu. Tối không chỉ phải là trống rỗng, mà là một sự cân đối và sắp xếp khoa học tạo ra không gian sống lý tưởng nhất.
Hiểu đơn giản hơn, phong cách Minimalism cần tiết kiệm tối đa không gian sống, giữ được sự thoáng đãng. Không cần đặt quá nhiều nội thất, vật trang gì một cách bừa bãi. Chỉ chọn lọc những thứ thật sự cần thiết, bố trí vào đúng vị trí đều tạo ra sự cân bằng, hoàn mỹ mà vẫn thoáng đãng.
2. Hạn chế màu sắc
Điểm đặc trưng nhất của phong cách tối giản chính là màu sắc. Minimalism cực kỳ kén màu sắc. Chủ yếu, trong lối thiết kế này sẽ chỉ sử dụng những gam màu trung tính như trắng, kem, xám bạc hoặc đen. Và các nhà thiết kế cũng chỉ dùng tối đa khoảng ba, bốn gam màu trung tính.
Tuy nhiên, hạn chế không có nghĩa là dùng càng ít màu càng tốt. Bởi nếu chỉ dùng một hoặc hai thì sẽ quá đơn điệu và không thể toát lên sự trang trọng, tinh tế cần thiết. Thế nên dù hạn chế nhưng bạn cũng nên duy trì dùng ba, bốn tông màu để không gian có điểm nhấn hơn.
Tận dụng ánh sáng như một phần của thiết kế
Ánh sáng được xem là một phần trong phong cách thiết kế tối giản. Dù là phong cách nào nhưng không gian sống vẫn phải cung cấp đủ nguồn sáng. Và bạn phải học được cách sử dụng nguồn sáng thật tinh tế. Mọi người có thể dùng đèn chùm, đèn hắt, đèn thả,... nhưng phải bố trí hợp lý, chỉ ở mức vừa phải để tạo ra sự cân bằng trong thiết kế.
3. Trang trí nội thất phong cách tối giản
Nội thất chính là mấu chốt tạo ra một bức tranh tổng thể hoàn hảo trong phong cách tối giản Minimalism. Dù thiết kế phong khách tối giản, phòng ngủ hay bất kỳ khu vực nào trong nhà thì đồ nội thất cũng phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Sự chất lượng và công năng: Bất kể có theo phong cách tối giản thì đồ nội thất vẫn phải đảm bảo được công năng sử dụng. Từ bàn trà, bàn ăn, đèn quạt, sofa,... đều vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ lẫn chức năng. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng cuộc sống của gia chủ.
Tính thẩm mỹ: Một khi theo phong cách Minimalism thì mọi thứ đều bắt buộc phải được tối giản. Những món nội thất, đồ trang trí như tranh ảnh, đèn,... đều phải có thiết kế đơn giản nhưng đảm bảo sự tinh tế.
Màu mắc: Tất cả vật dụng, nội thất, đồ trang trí trong nhà thường sẽ là màu đơn sắc. Mọi thứ không được cầu kỳ mà phải tối giản đi hết mức tối đa. Bề mặt sơn nhẵn, ít chi tiết, và chất liệu thường là gỗ, gạch men matt,...
Toàn bộ các nguyên tắc cơ bản bên trên sẽ giúp bạn hình dung, tự tạo ra một không gian sống chuẩn phong cách tối giản. Và bạn hoàn toàn có thể dựa vào đó để cá nhân hóa lại không gian sống, phản ánh chất riêng mà vẫn tạo ra sự thoải mái.
Các mẫu gạch ốp lát phù hợp với phong cách tối giản thuộc gam màu trung tính, với phong cách trang nhã hiện đại các bạn có thể tham khảo bộ sưu tập sao mộc:
Mẫu gạch SMM 66004
Mẫu gạch SMM 66009
Mẫu gạch SMM 66001
Mẫu gạch SMM 66012