Qua các bài viết trước, bạn đã biết gạch men có nhiều loại xương và kích thước. Nhưng bạn có biết gạch còn có nhiều bề mặt khác nhau không? Khác với xương gạch (đều cấu thành từ một số nguyên liệu thô nhất định), bề mặt gạch men qua quá trình xử lý và phun phủ khác biệt sẽ cho ra lớp men riêng, từ đó cấu thành sản phẩm gạch độc đáo và đặc thù hơn. Các nhà sản xuất gạch hiện nay có công nghệ bề mặt gạch riêng của hãng mình, nhưng có hai bề mặt gạch phổ biến Đức Việt có thể kể tên được đó là bề mặt bóng (polished) và nhám (matt).
Gạch men có cấu tạo hai lớp là xương và men, trong đó lớp men sẽ phủ bên trên xương gạch. Lớp men này có công dụng chính là bảo toàn hoa văn bề mặt gạch và đóng một vai trò to lớn trong việc tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
1. Bề mặt men bóng
Loại men dễ nhận diện nhất trên thị trường đó là bề mặt men bóng. Gạch men bóng có bề mặt phẳng đều, trên đó có lớp phản quang tương đối rõ. Bạn có thể thấy gạch men bóng ở bất cứ đâu, trong công trình căn hộ riêng lẻ cho tới tòa nhà cao cấp. Gạch men bóng được ưa chuộng nhiều đến vậy là nhờ vào hiệu ứng bóng sáng nổi bật cùng khả năng phản chiếu hình ảnh trên bề mặt gạch, làm cho căn phòng sáng hơn và tưởng chừng như rộng hơn.
Gạch men bóng ECO S621 Viglacera trong nền phòng khách.
Ưu điểm của gạch men bóng
Gạch men bóng nói chung có độ chống bám bẩn khá tốt và dễ vệ sinh bởi bề mặt men cứng, phẳng, phủ đầy các mao mạch gạch, từ đó không còn chỗ cho chất bẩn bám vào. Kết hợp cùng xương gạch chất lượng cao, gạch men bóng thường ít bị thấm nước, chống trầy xước và có khả năng chịu hoá chất.
Các loại bề mặt bóng
Hiện nay trên thị trường chúng ta có ba loại bề mặt bóng phổ biến:
- Mài bóng: tạo bóng nhờ vào nhiều bước mài men.
- Phủ bóng: tạo bóng nhờ vào quá trình phủ vi tinh và đánh bóng, với nguyên liệu men phủ tinh lọc hơn, tỉ lệ Frit cao hơn.
- Vật liệu bóng: tạo bóng nhờ vào quá trình mài trực tiếp vật liệu bề mặt gạch hoặc phủ vi tinh, phổ biến trên gạch rải liệu một hoặc hai lần.
ECO M601 Viglacera trên nền phòng bếp.
Ứng dụng của gạch men bóng
Bạn có thể nhìn thấy men bóng trên nền vân đá hoa cương, cẩm thạch hoặc sa thạch. Hình ảnh mô phỏng vân đá với hiệu ứng bóng kính luôn mang lại sự sang trọng vượt thời gian trong thiết kế kiến trúc. Vì có tính thẩm mỹ cao như vậy nên ngoại hình của gạch men bóng được ưa chuộng ở một số lượng lớn các không gian:
- Trong nhà: từ phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thanh, hành lang.
- Ngoài trời: sảnh chờ, tường bao, hiên nhà.
ECO 605 Viglacera trong hành lang tòa nhà.
Nhìn chung thì gạch men bóng, đặc biệt với xương porcelain, có thể được ứng dụng ở bất cứ đâu, từ lát sàn cho tới ốp tường. Độ bền bỉ và tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng biến gạch men bóng trở thành một sự lựa chọn hoàn hảo trong việc lát sàn khách sạn, nhà hàng và tòa nhà cao cấp.
2. Bề mặt men nhám
Trên gạch, khác với bề mặt bóng thì bề mặt nhám có ít/không hề có độ phản xạ ánh sáng, với độ mịn và sần hạt khác nhau tùy thuộc vào kiểu phủ men hay phun văng. Gạch có bề mặt này thường được gọi là gạch men khô, gạch men matt, hay gạch men mờ.
Bề mặt men khô, có độ sần chống trơn.
Ưu điểm của gạch men nhám
Bề mặt sần của gạch men nhám cho độ bám cao và chống trơn trượt hiệu quả. Với công nghệ sản xuất gạch tiên tiến hiện nay, một số loại gạch men khô đã được phát triển để có được đặc điểm vượt trội hơn cả đá tự nhiên.
Các loại bề mặt nhám
Các loại bề mặt nhám được phân loại dựa theo độ sần của gạch. Đức Việt có thể kể tên những loại bề mặt nhám phổ biến là:
- Matt mịn (baby skin): độ cứng dao động từ 4-5 Mohs, bề mặt mịn tương tự lụa satin.
- Men matt thường: độ cứng khoảng 5 Mohs.
- Men hard-matt: độ cứng thường lớn hơn 6 Mohs.
Ngoài bề mặt baby skin thì độ sần của men matt thường và hard-matt được quyết định bởi quá trình phun/văng men trong sản xuất.
Ứng dụng của gạch men nhám
Men nhám thường được ứng dụng trong việc tái hiện bề mặt của các chất liệu gỗ, đá, vải hay xi măng. Từ độ sần của mặt vải, lá cây, cho tới các rãnh lõm của bề mặt gỗ, hay độ rít của sàn xi măng, phần lớn được mô phỏng trên gạch bằng công nghệ bề mặt men matt.
Gạch men matt mô phỏng bề mặt xi măng ANN G03 Eurotile.
Do không có lớp phản chiếu như bề mặt bóng nên gạch men khô mang lại hình ảnh đơn giản, mộc mạc và ấm cúng trong không gian kiến trúc. Vậy nên sản phẩm sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những cá nhân yêu thích gu thiết kế công nghiệp (industrial), tối giản (minimalism), hoặc nhóm khách hàng không chuộng hình ảnh phản chiếu (có thể hơi chói mắt) của gạch men bóng.
Gạch gỗ trong phòng bếp.
Về ứng dụng, gạch men khô có công năng đa dạng hơn một chút và có thể được sử dụng ở những khu vực như:
- Trong nhà: phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm/vệ sinh, sảnh hành lang, cầu thang, sàn gara.
- Ngoài trời: tường bao ngoài, hàng rào, sân vườn, cạnh bể bơi, quảng trường, sàn sân thượng.
Yếu tố gia tăng tính ứng dụng của men matt chính là độ ma sát và độ bám tạo ra bởi bề mặt. Do đó gạch men khô đặc biệt hiệu quả trong các không gian nhiều hơi ẩm hoặc tiếp xúc xuyên với nước, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Gạch men matt trong khu vực ngoài trời.
Nhìn chung là khi lựa chọn gạch ốp lát, bên cạnh mục đích sử dụng thì bạn cũng nên cân nhắc về việc chọn bề mặt gạch để có sự dung hòa trong phong cách thiết kế, để có thể hài lòng và thoải mái trong không gian sống của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Đức Việt để có thêm kiến thức về gạch. Nhưng nếu bạn không muốn đọc nhiều chữ thì có thể liên hệ ngay hotline 036 776 5669, 036 531 5117, chuyên viên tư vấn của Đức Việt sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trực tiếp. Đức Việt mong được gặp bạn tại showroom và giúp bạn xây dựng tổ ấm mơ ước của mình.
#vlxdhanoi #DucVietViglacera #ĐứcViệt #ducvietceramic #Gachoplat #Vintage #Porcelain #Viglacera #14NguyenVanHuyen #ducvietceramic #gachmen #gachoplat #gachmenmatt #gachmenkho #gachgranite #gachsemiporcelain #gachceramic #eurotile